Điều trị Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Can thiệp

Phẫu thuật để can thiệp

Không phải tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải phẫu thuật, thậm chí, trong trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì có thể không cần điều trị. Còn ngược lại, khi bệnh tiến triển nhanh và gây đau đớn kéo dài, bệnh nhân sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.

Trường hợp cần phải phẫu thuật khi giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra một trong những dấu hiệu sau:[6][13]

  • Giãn tĩnh mạch tinh lớn gây khó chịu, gây đau tức bìu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cản trở trong sinh hoạt.
  • Làm ảnh hưởng đến tinh hoàn, giảm thể tích tinh hoàn (sờ sẽ thấy tinh hoàn bên đó mềm hơn và nhỏ hơn).
  • Thể tích tinh hoàn nhỏ hơn 3ml
  • Làm ảnh hưởng tới tinh dịch đồ nhất là thay đổi tinh dịch đồ ở người trưởng thành trên 18 tuổi (các trường hợp vô sinh nam, hoặc những trường hợp kiểm tra tinh dịch đồ phát hiện tinh trùng ít, tinh trùng yếu, dị dạng).

Phác đồ điều trị

Về điều trị, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay điều trị nội khoa chưa đem lại kết quả, mà chủ yếu cho phương pháp điều trị ngoại khoa, xu hướng hiện nay là điều trị bằng vi phẫu thuật, với ưu điểm của phương pháp là nhờ kính hiển vi mà phẫu thuật viên dễ nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, tránh biến chứng như teo tinh hoàn hoặc tràn dịch tinh mạc, hiện nay vi phẫu đường bẹn hay dưới bẹn được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị giản tĩnh mạch thừng tinh. Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút, đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới, tĩnh mạch sau đó được cắt và cột lại. Thời gian hồi phục sau khi mổ là 2 - 3 giờ.

Về phẫu thuật, dù theo phương pháp mổ nào, với mắt thường hoặc qua nội soi, phẫu thuật viên sẽ khó nhận biết được động mạch tinh do kích thước quá nhỏ và nhịp đập rất nhẹ. Vì thế xu hướng hiện nay là dùng kính phóng đại để thực hiện vi phẫu thuật. Ưu thế của kính hiển vi phẫu thuật là dễ nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, tránh biến chứng teo tinh hoàn hoặc tràn dịch tinh mạc.[6] Kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ động mạch tinh hoàn (rất nhỏ khoảng 0,5mm) nên tránh cột phải động mạch này. Ngoài ra, kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ và tránh cột phải các mạch bạch huyết nên làm giảm tỉ lệ bị tràn dịch tinh mạc sau mổ xuống dưới 1%. Trước đây, khi không có kính hiển vi phẫu thuật, biến chứng thường gặp nhất của mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là tràn dịch tinh mạc với tỉ lệ trung bình là 7%.[13]

Đối với các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh, sau mổ khoảng 80% bệnh nhân có tinh dịch đồ cải thiện và 45% có vợ thụ thai sau đó.[6][13]

Ngoài ra, cần lưu ý:[13]

  • Không mặc quần lót quá chật, có chất liệu nilon gây ngứa ngáy và ứ đọng mồ hôi.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Không sờ, nắn thường xuyên vào tinh hoàn bị bệnh để tránh biến chứng.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giãn tĩnh mạch thừng tinh http://www.diseasesdatabase.com/ddb13731.htm http://www.emedicine.com/radio/topic739.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=456.... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?field=uid&t... http://patient.info/doctor/varicocele-pro http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/dan... http://suckhoe.24h.com.vn/gian-tinh-mach-tinh-hoan... http://suckhoe.24h.com.vn/gian-tinh-mach-tinh-hoan... http://suckhoe.24h.com.vn/gian-tinh-mach-tinh-hoan...